Phối màu theo phương pháp tương phản

Phối màu theo phương pháp tương phản và áp dụng nguyên tắc 60 – 30 – 10 không chỉ giúp không gian của chúng ta trở nên hài hòa, thú vị mà còn làm nổi bật các yếu tố thiết kế quan trọng.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về cách phối màu theo kiểu tương phản áp dụng nguyên tắc 60 – 30 – 10:

Nếu chúng ta muốn thiết kế một phòng khách với tông màu tương phản giữa màu xanh lam và cam, hai màu đối chất trên bánh xe màu sắc (Màu đối chất là các màu đối diện nhau trên bánh xe màu sắc, chúng tạo ra hiệu ứng tương phản cao khi được sử dụng cùng nhau và có thể làm nổi bật lẫn nhau. Ví dụ: đỏ và xanh lục, xanh lam và cam, vàng và tím).

Màu đối chất là 2 màu đối diện nhau trên bánh xe màu sắc
Màu đối chất là 2 màu đối diện nhau trên bánh xe màu sắc

 

60% màu chủ đạo: Xanh lam

Sử dụng màu xanh lam cho sơn tường và thảm trải sàn. Màu xanh lam sẽ tạo cảm giác yên bình và thư giãn, làm nền chính cho phòng khách, đồng thời là màu lạnh trên bánh xe màu.

30% màu thứ yếu: Cam

Chọn màu cam cho các món đồ nội thất lớn như sofa hoặc rèm cửa. Màu cam sẽ tạo điểm nhấn mạnh mẽ và thu hút ánh nhìn, đồng thời bổ sung cho màu xanh lam bằng cách mang lại sự ấm áp và năng động. Đây cũng là màu nóng, tạo tương phản với màu lạnh chủ đạo.

10% màu nhấn: Vàng

Sử dụng màu vàng cho các phụ kiện như gối tựa, tranh treo tường, hoặc các đồ trang trí khác để tăng cường sự tương phản, làm dịu đi sự đối chọi giữa xanh lam và cam, giúp không gian trở nên hài hòa và tinh tế.

Phòng khách được phối màu theo phương pháp tương phản áp dụng nguyên tắc 60 – 30 – 10
Phòng khách được phối màu theo phương pháp tương phản áp dụng nguyên tắc 60 – 30 – 10